Giá thuê văn phòng hạng A tại TP.HCM tăng cao hơn năm ngoái
Theo Timeanddate.com, trăng tròn tháng 2 (đêm rằm tháng giêng) sáng nhất vào lúc 13 giờ 53 phút UTC (tức 20 giờ 53 phút) ngày 12.2 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trăng vẫn sẽ xuất hiện tròn đầy vào những ngày trước và sau thời điểm chiếu sáng đỉnh điểm nói trên và là giai đoạn duy nhất mà mặt trăng xuất hiện cả đêm.Theo đó, trăng tròn được định nghĩa là thời điểm mặt trời và mặt trăng ở hai phía đối diện của trái đất và phần nhìn thấy được của đĩa mặt trăng được chiếu sáng hoàn toàn.Trăng mọc và lặn thường xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh. Vào tháng 2, nó sẽ mọc trong hơn 12 giờ ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, trong khi nó sẽ mọc trong ít hơn 12 giờ ở Nam bán cầu.Theo các chuyên gia, tháng 2 là giai đoạn tuyết phủ rất dày ở nhiều khu vực thuộc châu Âu. Đó là lý do người dân ở đây từ thời trung cổ đã đặt ra cái tên đó, mỗi lần họ ngắm tuyết rơi dưới ánh trăng.Một số nơi ở châu Âu còn gọi trăng tròn tháng 2 là Trăng Bão hay Trăng Băng. Trong khi người bản địa châu Mỹ thường gọi lần trăng tròn này là Trăng Gấu bởi đó là giai đoạn gấu con ra đời.Bên cạnh đó, vì việc săn bắn rất khó khăn nên mặt trăng này còn được một số bộ lạc gọi là Mặt Trăng Đói vì thời tiết khắc nghiệt khiến việc săn bắn trở nên khó khăn.Dự định "săn" Trăng Tuyết tối nay, anh Thiện (ngụ Đắk Lắk) cho biết việc quan sát các thiên thể trên bầu trời là niềm đam mê lớn của anh. Chàng trai hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi cho việc quan sát và chụp ảnh mặt trăng.'Dịch' chuột tàn phá hàng ngàn héc ta lúa
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An báo cáo tại cuộc họp về tình hình giao thông trên địa bàn và công tác phối hợp phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số khu vực trọng điểm diễn ra sáng 13.1.Ông An cho biết khu vực trung tâm hiện thường xuyên tổ chức sự kiện, nhu cầu đi lại cuối năm tăng trong khi hạ tầng giao thông, đường phố nhỏ hẹp lại có nhiều nút giao gần nhau.Theo dữ liệu của Sở GTVT TP.HCM từ ngày 1 - 13.1, lưu lượng xe tăng 2,8 - 11,4% so với những ngày trước, khu vực trung tâm ùn ứ gia tăng. Nhu cầu đi lại từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, tập trung ở các đầu mối vận tải lớn như sân bay, bến xe…Về giải pháp, ông An cho biết Sở GTVT đang phối hợp Công an TP.HCM lắp đặt bảng chỉ dẫn cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại nhiều giao lộ khu vực trung tâm, đến trưa nay đã lắp hơn 130 vị trí. Sắp tới, 2 đơn vị tiếp tục phối hợp để thống nhất tiêu chí lắp đặt.Ngoài ra, Sở GTVT cũng triển khai nhiều giải pháp khác bao gồm điều chỉnh đèn tín hiệu cho phù hợp, cập nhật tình hình giao thông liên tục cũng như phối hợp các lực lượng phân luồng, xử lý các điểm ùn tắc.Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá việc tuân thủ quy định của người dân được nâng cao sau khi Nghị định 168/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.1.Qua khảo sát của đơn vị này, trước đây vào khung giờ cao điểm, nhiều người dân không chấp hành đèn tín hiệu, đa số rẽ phải khi đèn đỏ hoặc lấn trái để dừng. Đến nay, người dân tuân thủ tốt hơn do mức phạt theo Nghị định 168/2024 khá cao cùng với việc lực lượng CSGT mở đợt cao điểm, tuần tra, kiểm soát nhiều hơn.Dù vậy, ông Lợi cũng nhìn nhận thực tế còn nhiều người, nhất là shipper vẫn còn lưu thông trên vỉa hè, taxi dừng đón trả khách bất chấp quy tắc gây mất an toàn và gây ùn tắc. Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá tình trạng phương tiện đông đúc đang tăng lên, nhất là giờ cao điểm, ở những tuyến đường hẹp. Phó trưởng ban An toàn giao thông TP.HCM đề nghị Sở GTVT tiếp tục khắc phục một số bất cập liên quan đến tổ chức giao thông, thời lượng đèn tín hiệu; bố trí làn rẽ phải hoặc đưa ra những tiêu chí cụ thể của việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn."Cần hạn chế lắp đặt tràn lan dẫn đến người dân tiếp tục thói quen tiếp tục rẽ phải khi đèn đỏ", ông Lợi khuyến nghị, đồng thời lưu ý lái xe khi rẽ phải cần tuyệt đối tuân thủ, ưu tiên cho người đi bộ, khuyết tật đang qua đường.Trong khi đó, đại tá Nguyễn Đình Dương, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết người dân gần tới giao lộ hiện có xu hướng khi đèn xanh còn khoảng 5 giây là bắt đầu dừng. Do bề rộng mặt đường so với lưu lượng xe không đủ dẫn đến ùn ứ ở gần giao lộ.Đại tá Dương nêu điểm tích cực từ đầu năm đến nay là số vụ tai nạn giao thông giảm hẳn, giảm 24% so với cùng kỳ. Công an TP.HCM đang tập trung bố trí lực lượng phân luồng từ xa, điều tiết thông qua hệ thống camera, tập trung xử lý sự cố tai nạn giao thông...
“Cấp cứu” hàng chục ngàn con bò
Ngày 10.2, mạng xã hội đăng tải đoạn video do người đi đường ghi lại hình ảnh xe ô tô 7 chỗ đang dừng đèn đỏ trên đường Lê Nin (TP.Vinh, Nghệ An) không nhường đường cho xe cứu thương. Thời điểm đó, chiếc xe cứu thương đang hụ còi xin nhường đường nhưng phía trước đang có 1 xe 7 chỗ dừng chờ đèn đỏ. Có thể do sợ nhường đường sẽ phạm lỗi vượt đèn đỏ nên tài xế xe 7 chỗ không nhường. Chỉ đến khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang xanh, xe 7 chỗ mới di chuyển, xe cứu thương mới tiếp tục chạy. Video này gây nhiều ý kiến trái chiều khi tại nút giao thông này có gắn các camera phạt nguội. Nhiều người rằng tài xế xe 7 chỗ phải nhường đường và lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị xử phạt. Nhiều ý kiến lại cho rằng nhường đường trong trường hợp này sẽ rất phiền toái, phải mất thời gian đến giải trình với CSGT khi bị phạt nguội. Về trường hợp này, ngày 11.2, một lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, người tham gia giao thông phải tuân thủ báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông. Khoản 5, Điều 27 của luật này quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường. Trường hợp không nhường đường cho xe ưu tiên, người điều khiển ô tô có thể bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng theo điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024. Khi các phương tiện đang dừng đèn đỏ mà vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, theo Phòng CSGT Công an Nghệ An, trong tình huống cấp thiết, nếu phương tiện di chuyển đúng làn, đúng phần đường và vì lý do chính đáng, sẽ không bị xử phạt. Nghĩa là trong trường hợp dừng đèn đỏ nhưng phía sau có xe cứu thương hoặc xe ưu tiên khác, các phương tiện phía trước có thể vượt đèn đỏ để nhường đường mà không bị xử phạt. Lãnh đạo Phòng CSGT Nghệ An cũng cho biết, các trường hợp xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát, công an không thông báo xử phạt ngay mà sẽ xác định nguyên nhân vi phạm, sau đó mới mới xử phạt, để tránh trường hợp phạt oan.
Ngày 15.2, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết vừa phát hiện và đấu tranh xử lý 3 hội nhóm kín trên Zalo với 2.714 thành viên có hoạt động báo chốt lực lượng CSGT trên địa bàn.Trong số này, nhóm "ATGT PHÚ THỌ" với 989 thành viên, do Nguyễn Như P. (62 tuổi, trú tại TP.Việt Trì, Phú Thọ) và Trần Duy A. (46 tuổi, trú tại H.Yên Lạc, Vĩnh Phúc) quản trị.Hai nhóm còn lại có tên "Lái Xe An Toàn 1" với 947 thành viên và "Lái Xe An Toàn 2" với 778 thành viên, do Nguyễn Đình C. (47 tuổi) và Tạ Thế L. (40 tuổi, cùng trú tại TP.Việt Trì) quản trị.Theo công an, thành viên trong 3 nhóm kín nêu trên đều sử dụng các từ "lóng" như "có nắng", "có ong", "có bắn chim", "đo thân nhiệt"… để ám chỉ hoạt động của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ.Mục đích hoạt động chính là để thông báo chốt tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh để các thành viên khác biết, né tránh.Làm việc với cơ quan chức năng, nhóm quản trị viên đều thừa nhận hành vi tạo lập, duy trì và đưa thông tin báo chốt giao thông trên hội nhóm là vi phạm pháp luật. Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xử phạt đối với 3 trong số 4 người về hành vi "thu thập, xử lý và sử dụng tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật", với mức phạt 25 triệu đồng, theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020.Đối với cá nhân còn lại, công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.
Tặng 100 triệu đồng cho huyện nghèo ở Quảng Trị
Sáng 10.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc cho ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng kể từ ngày 15.2.Ông Phạm Thiện Nghĩa (59 tuổi, quê quán H.Lấp Vò, Đồng Tháp). Ông từng đảm nhận các chức vụ: Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Tháp Mười, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Tháng 12.2020, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức kỳ họp lần thứ 17 bầu ông Phạm Thiện Nghĩa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thay ông Nguyễn Văn Dương nghỉ hưu.Phát biểu tại buổi trao quyết định, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của đất sen hồng. Ông Phong nhấn mạnh, trong quá trình công tác, ông Phạm Thiện Nghĩa luôn là cán bộ có trách nhiệm, trăn trở với công việc được giao, trong các mối quan hệ luôn đoàn kết, hòa đồng với đồng chí, đồng nghiệp và luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của người "đứng mũi chịu sào" trong công việc.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp mong muốn sau khi nghỉ hưu, ông Phạm Thiện Nghĩa sẽ tiếp tục cống hiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của bản thân để các cấp lãnh đạo tỉnh điều hành phát triển địa phương.